VÕ-THUẬT

 

 

I.

Di-Sản
VĂN-HÓA VÕ-HỌC

 

 

 

 

Giòng VÕ-Thuật CỔ-TRUYỀN
Bình-Định

 

Hệ-Phái
Dòng Võ

« Trương-Thanh Đăng »

 

 

 

« Đức Lưu Quang »
( Đức Độ Tỏa Sáng )

 

 

       Sư-Trưởng Trương-Thanh-Đăng, người sáng-lập ra Võ-Đường SA-LONG-CƯƠNG, được thừa-tiếp di-sản Văn-Hóa Võ-Học Cổ-Truyền Bình-Định Việt-Nam từ chính Cậu ruột và từ các danh-sư HAI-Cụt, danh-sư TRƯƠNG-Trạch, cùng danh-sư ĐINH-Cát.






Sư-Trưởng Trương-Thanh-Đăng
Dòng Võ «
Sa Long Cương »





      - Ông HAI-Cụt là vị võ-sư nhân-từ, đức độ, ở làng Cẫm-Thượng, lừng danh về Roi-pháp và là người đã từng dùng Côn Roi đánh hạ cọp dữ để cứu giúp dân làng. Ngày nay, ngoài « Nhị-Thập Tứ-Bình Tiên », Hệ-Phái Sa-Long-Cương còn bảo-tồn những bài Roi chiến như :

       01. Thảo « Roi Lâm » (bài Thiệu nay đã bị thất-lạc, chỉ còn bài Thảo)

       02. Thảo « Roi Phượng-Hoàng » (bài Thiệu nay đã bị thất-lạc, chỉ còn bài Thảo)

       03. Thảo Roi « Trung-Bình-Tiên » (30 câu Thiệu, 124 chữ)

       04. Thảo Roi « Tam-Bộ Bình-Tiên » (24 câu Thiệu, 96 chữ)

       05. Thảo Roi « Đoản-Tiên » (13 câu Thiệu, 53 chữ)

       06. Thảo Roi « Trường-Tiên Lữ-Vọng » (8 câu Thiệu, 56 chữ)

       07. Thảo Roi « Trường-Tiên Thần-Đồng » (26 câu Thiệu, 182 chữ).


       - Ông TRƯƠNG-Trạch thuộc dòng họ Trương mà ông Tổ là Trương-Đức-Thường từ xứ Thanh-Hà, Hải-Dương vào khai-khẩn ở vùng đất Tú-Dương (thuộc xã Mỹ-Hiệp), tỉnh Bình-Định, khoảng năm 1605 và sau đó, đến định-cư ở thôn Phú-Thiện, xã Mỹ-Hòa, quận Phù-Mỹ, tỉnh Bình-Định cho đến ngày nay. Theo tộc-phổ họ Trương để lại thì dòng họ này có nhiều người văn-võ song-toàn. Đến đời ông TRƯƠNG-Đức-Giai, thi đậu Cử-Nhân cùng một lúc cả Văn lẫn Võ, và làm Quan dưới triều Nhà Nguyễn (1802-1945).

 



Thiệu Đằng-Bài Thảo
(Võ Thư)



Thiệu Thập-Ngũ Thế Côn-Pháp Thảo
(Võ Thư)


Hộp đựng Võ-Thư

Võ-Thư của Cụ TRƯƠNG Đức Giai

( Tín-dụng Ảnh : Võ-Sư Nguyễn Phi-Long - SLC VN )

 


       Theo tư-liệu của Võ-Sư Nguyễn Phi Long (SLC VN) sao chụp lại từ tài-liệu của ông Trương Đức Hồng, tộc-trưởng của dòng họ TRƯƠNG hiện nay, thì chính ông TRƯƠNG-Đức-Giai là người đã biên soạn tập Võ-Thư gồm 26 trang trong đó chép 15 bài thiệu bằng chữ Hán, 2 bài thiệu bằng chữ Nôm (còn các trang tiếp theo tiếc thay đã bị mất hoặc bị rách nát không còn thấy chữ) :

       01. Ngũ-Môn Thảo (23 câu Thiệu, 172 chữ) ;

       02. Trực-Chỉ Thảo (24 câu Thiệu, 173 chữ) ;

       03. Ô-Du Thảo (18 câu Thiệu, 126 chữ) ;

       04. Ngọc-Trảng Quyền Thảo (24 câu Thiệu, 134 chữ) ;

       05. Lão-Mai Quyền Thảo (14 câu Thiệu, 70 chữ) ;        

       06. Đằng-Bài Thảo ( 48 câu Thiệu, 140 chữ) ;

       07. Siêu-Đao Thảo (8 câu Thiệu , 54 chữ - thiếu 2 chữ vì trang giấy bị rách nát) ;

       08. Siêu-Đao Thảo (18 câu Thiệu , 74 chữ) ;

       09. Tam-Thế Đằng-bài Thảo (24 câu Thiệu, 115 chữ) ;

       10. Trường-Kiếm Thảo (30 câu Thiệu, 142 chữ) ;

       11. Long-Đao Thảo (11 câu Thiệu, 77 chữ) ;

       12. Long-Đao Thảo (8 câu Thiệu, 56 chữ) ;

       13. Song-Kiếm Thảo (12 câu Thiệu, nhưng kỳ thật là 8 câu Thiệu vì 4 câu còn lại thuộc về Quyền-Thảo Thần-Đồng) ;

       14. Song-Phủ Thảo (14 câu Thiệu, 70 chữ) ;

       15. Tam-Thế Côn Thảo (42 câu Thiệu, 294 chữ) ;

       16. Trường-Côn Diễn Quốc-Âm Ca (41 câu Thơ Lục-Bát, 288 chữ) ;

       17. Thập-Ngũ Thế Côn-pháp (15 câu Thiệu, 90 chữ).
       

       Sau đó đến đời các ông TRƯƠNG-Đức-Lân, ông TRƯƠNG-Trạch, đều đỗ Thi Tuyển Võ Cử.


       - Ông ĐINH-Cát thuộc hậu-duệ danh-tướng triều Tây-Sơn (1788-1802) của Hoàng-Đế Quang-Trung Nguyễn-Huệ. Đến thời Nhà Nguyễn (1802-1945), giòng họ ông phải tạm đổi họ ĐINH sang họ ĐÀO* thành Đào Văn Cát (xin đừng nhầm với Võ-Sư Nguyễn Văn Cát ở Miền Nam nước Việt mà tên tự là Ba-Cát) để tránh việc trả-thù của vua quan Nhà NGUYỄN. Trong những bài Thảo được ông lưu-truyền lại có những bài như :

       01. Ngũ Môn Thảo-pháp ( 25 câu, 177 cnữ) ;

       02. Ô-Du Tấn-Nhất Thảo-pháp (8 câu, 56 chữ) ;

       03. Thiền-Sư Thảo-pháp ( 9 câu, 62 cnữ) ;

       05. Tứ-Hải Thảo-pháp ( 25 câu, 73 chữ) ;

       06. Thần-Đồng Thảo-pháp (12 câu, 49 chữ) ;

       07. Yến-Phi Thảo-pháp ( 13 câu, 90 chữ) ;

       08. Xung-Thiên Thảo-pháp ( 8 câu, 56 chữ) ;

       09. Phụng-Hoàng Thảo-pháp ( 9 câu, 50 chữ) ;

       10. Lão-Mai Thảo-pháp ( 10 câu, 70 chữ) ;

       11. Thái-Sơn Thảo-pháp ( 12 câu, 84 chữ) ;

       12. Ngọc-Trản Thảo-pháp (24 câu, 141 chữ).

       (*Theo tư-liệu trước kia của Võ-Đường SA-LONG-CƯƠNG tại tư-gia Sư-Trưởng TRƯƠNG Thanh Đăng, thì ông Đinh-Cát đã phải tạm đổi họ ĐINH sang họ NGUYỄN thành Nguyễn Văn Cát. Nhưng ngày nay, sau khi đối-chiếu với tài-liệu Tộc-Phổ Họ ĐINH, thì được biết là Ông ĐINH-Cát, con Ông ĐINH Văn Thứ, đã phải tạm đổi họ ĐINH sang họ ĐÀO thành Đào Văn Cát.)

       Vì ba Dòng Võ Gốc này (của Danh-Sư HAI Cụt, Danh-Sư TRƯƠNG-Trạch và Danh-Sư ĐINH-Cát) không còn hậu-duệ tiếp-nối truyền-thống Võ-Gia, cho nên Di-Sản Văn-Hóa Võ-Học Cổ-Truyền Bình-Định của Hệ-Phái Dòng Võ TRƯƠNG Thanh Đăng trên đây rất cần sự nghiêm-túc bảo-tồn và phục-hưng.

      Tuy-nhiên Hệ-Phái Dòng Võ TRƯƠNG Thanh Đăng ngày nay qua danh xưng Bình-Định Sa-Long-Cương, có đem vào Giáo-Trình quá nhiều Bài Thảo-pháp không tương-xứng với Võ-Thuật Cổ-Truyền Bình-Định. Vì lẽ đó chúng ta rất cần có sự nhận-định thông-hiểu sáng-suốt những Bài Thảo-pháp nào cần phải khai-trừ loại-bỏ và Bài Thảo-pháp nào cần được bảo-trì phục-hưng một cách thích-ứng.

 

 

Ban Võ-Sư
VÕ-TRẬN ĐẠI-VIỆT
Bình-Định Sa-Long-Cương
FRANCE

 

       

 

 

 

 

 

 

 

Copyright © 2004 - 2019 by ACFDV - All rights reserved.